Hơn 60% lượt người mua hàng trực tuyến chọn sản phẩm vaò giỏ hàng nhưng lại không hề hoàn tất quá trình thanh toán trên website bán hàng trực tuyến, một con số thống kê cụ thể được đưa ra từ các nhà quản lý. Lý do là gì? Rất có thể bạn đã mắc phải một số sai lầm khi thiết kế công cụ thanh toán dưới đây?

 

1. Không nhấn mạnh vào nút mua hàng.

Hãy nhìn lại thiết kế website doanh nghiệp bạn và trả lời câu hỏi nút mua hàng nằm ở vị trí nào trên website? Kích thước và màu sắc của nó ra sao? Có gây sự chú ý đến mỗi người xem hay không? Đừng thắc mắc tại sao khách hàng truy cập vào website của bạn tìm kiếm sản phẩm và cho vào giỏ hàng nhưng họ lại quên đi tất cả chỉ vài phút sau đó. Sự mờ nhạt về nút mua hàng, không tạo ấn tượng cho người dùng - nguyên nhân cốt lõi nằm ở đây.
 


 

Vậy giải quyết vấn đề này ra sao? Cách duy nhất để tạo nên một thiết kế website chuyên nghiệp và ấn tượng để người dùng nhớ đến bạn là hãy tạo điểm nhấn cho nút mua hàng của bạn với những hình ảnh động nhỏ hoặc một cửa sổ pop - up hiển thị danh sách các sản phẩm có trong giỏ hàng và một tùy chọn “thanh toán hay tiếp tục mua hàng “ để nhắc nhở người dùng nếu họ quên. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể làm nổi bật những thay đổi về số lượng giỏ hàng để khách hàng có thể ghi nhớ mình đã lựa chọn những sản phẩm gì.
 

2. Tính năng giỏ hàng quá chậm.

Bạn nên nhớ rằng sự chậm trễ chỉ một vài giây khi tải trang cũng có thể gây ra tổn thất đến hàng trăm triệu đô trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Mục đích của khách hàng khi mua sắm trực tuyến là muốn tiết kiệm tối đa thời gian. Vì vậy chỉ với vài giây chậm trễ của bạn cũng khiến họ nổi cáu và hủy bỏ đơn hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn thế nữa, chẳng ai có thể đủ sức kiên nhẫn để làm mới giỏ hàng , cập nhật mọi thông tin về sản phẩm, mã giảm giá… để mua hàng của bạn đâu. Tốt nhất hãy khắc phục chúng bằng cách sử dụng một số công cụ như Ruby on Rails, JQuery... để tăng tốc độ cập nhật giỏ hàng.
 

3. Bắt buộc khách hàng phải đăng ký tài khoản.

Việt bắt buộc khách hàng phải đăng ký tài khoản trên thiết kế website của bạn trước khi mua hàng là cách làm ngu ngốc làm suy giảm lượng lớn khách hàng mà bạn cố gắng tìm kiếm. Một khảo sát từ Econsultancy, có đến 25% số người sẵn sàng từ bỏ việc mua sắm khi họ phải tạo một tài khoản trên website. Vì việc không muốn mất quá nhiều thời gian nên tâm lý mỗi khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm trên trang web là chọn mua và thanh toán những gì họ thích một cách nhanh nhất. Nếu trang web doanh nghiệp bạn đang ở trạng thái tương tự như vậy thì hãy thay đổi ngay bằng cách bỏ qua bước đăng ký tài khoản, đi trực tiếp đến bước thanh toán và lúc này bạn mới cần khách hàng đưa ra những thông tin cần thiết cho công cuộc mua bán trên website. Với việc đăng ký, hãy áp dụng nó với khách hàng thường xuyên thực hiện mua sắm trên website để họ có thể cập nhất các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại một cách nhanh nhất.
 

4. Phí vận chuyển.

 

 

ComScore đưa ra một thông số về cuộc khảo sát số người tham gia mua hàng trực tuyến, có đến 61% số người được hỏi sẽ hủy bỏ việc mua hàng khi phải mất phí vận chuyển. Vì thế, hãy thay thế một số chương trình giảm giá bằng cách miễn phí vận chuyển cho họ. Việc làm này khiến khách hàng hài lòng và hữu ích cho thương hiệu quả bạn bởi quá nhiều chương trình giảm giá cũng khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Bạn có thể sử dụng việc miễn phí vận chuyển theo ba cách đơn giản sau:

  • Miễn phí vận chuyển cho tất cả khách hàng trên toàn quốc.

  • Miễn phí vận chuyển cho một số đơn hàng cố định.

  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng đạt mức giá trị tối thiểu.

Chắc chắn rằng khi khắc phục được 4 sai lầm tồn tại trên các thiết kế website trên đây sẽ rất thuận lợi cho công cuộc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của doanh nghiệp.

>> 5 lỗi thường gặp khi thiết kế giao diện website mà doanh nghiệp nào cũng mắc phải
>> Những sai lầm đáng tiếc trong thiết kế website thương mại điện tử