Phần mềm Quản lý dự án, quản lý thông tin của các bước tiến hành dự án đầu tư phù hợp với qui mô quản lý của từng cấp, hỗ trợ trao đổi thông tin dự án giữa chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan.

Chức năng chính của phần mềm quản lý dự án:

- Giúp cho các nhà thầu xây dựng đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả để cải thiện công tác quản lý các dự án thi công, kiểm soát tốt việc sử dụng nguồn lực, kiểm soát chi phí, cải thiện công tác nghiệm thu thanh - quyết toán cũng như các hoạt động quản trị chung doanh nghiệp.
- Nhằm mục tiêu giúp các cơ quan quản lý nhà nước tin học hóa công tác quản lý dự án đầu tư của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Giải pháp QLDA dành cho chủ đầu tư Giải pháp ứng dụng CNTT dành cho DN  Giải pháp thiết kế kỹ thuật
SmartCPM.Net - Giải pháp QLDA cho chủ đầu tư
SmartCPM - Phần mềm Quản lý dự án
SmartIPM - Phần mềm Quản lý kế hoạch đầu tư
SmartContract - Phần mềm Quản lý hợp đồng
SmartIPM.Net - Hệ thống quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
SmartBuild Enterprise - Giải pháp ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp   
SmartCE - Phần mềm lập hồ sơ dự thầu
SmartBid - Phần mềm lập kế hoạch thi công
SmartBuild - Phần mềm quản lý dự án thi công
SmartBuild Finance - Phần mềm quản lý dòng tiền dự án
SmartBuild Supply - Phần mềm quản lý dòng vật tư 
SmartContract - Phần mềm Quản lý hợp đồng                                                                                                                             
GIS - Quản lý qui hoạch, xây dựng đô thị
TOPO - Phần mềm biên tập bản đồ địa hình
NovaTDN 2015 - Phần mềm thiết kế đường
HS - Phần mềm thiết kế đào đắp
HS mỏ - Phần mềm tính toán khối lượng khai thác mỏ                                                                         
 

Quy trình quản lý dự án tiêu chuẩn

Quản lý dự án là một trong những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và năng lực của những người tham gia. Hiện nay, hoạt động quản lý dự ánđã được hiện đại hóa bằng các các phần mềm quản lý chuyên dụng. Tuy nhiên, các phần mềm quản lý dự án dù cho có hiện đại và đầy đủ đến đâu thì vẫn phải thực hiện theo một quy trình nhất định. Quy trình đó bao gồm các hoạt động:
1.     Khảo sát nhu cầu
2.     Xây dựng dự án
3.     Thực hiện và giám sát
4.     Lượng giá dự án
Bước 1. Khảo sát nhu cầu là điều tối quan trọng
Khảo sát nhu cầu trong quản lý dự án là việc cực kỳ quan trọng có tính quyết định đến nhiều vấn đề liên quan nhất là trong quản lý dự án xây dựng. Đối tượng của khảo sát là người dân sống xung quanh. Việc khảo sát sẽ cho người quản lý biết người dân có nhu cầu gì, nhu cầu đó có cần giải quyết hay không để từ đó xây dựng được kế hoạch thi công phù hợp.
Những yếu tố tham chiếu trong hoạt động khảo sát nhu cầu là
 -      Dân số và đặc điểm dân cư
 -      Cơ sở vật chất hiện có
 -      Điều kiện kinh tế, tự nhiên
 -      Sức khỏe cua người dân
Những kết quả của quá trình khảo sát sẽ làm cơ sở cho quá trình lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả của dự án. Tất cả những điều này liên quan mật thiết đến bước 2 và bước 5 của một quy trình quản lý dự án.
Bước 2. Xây dựng dự án
Việc xây dựng dự án sẽ dựa theo những số liệu thông kê từ sự khảo sát tại bước 1 để có thể thực hiện một cách chính xác. Những yếu tố sau cần được xem xét khi tiến hành xây dựng dự án
Sự tác động: Việc đầu tiên mà xây dựng dự án phải xem xét đó chính là sự tác động.
 -      Nếu một dự án được xây dựng thì tác động của nó đến đời sống của người dân trong khu vực là như thế nào.
 -      Dự án xây dựng đó có thực sự đáp ứng nhu cầu của số đông người dân hay không.
 -      Số người được hưởng lợi và những người chịu tác động tiêu cực từ những dự án này.
Hiệu quả: Vấn đề thứ hai mà một nhà quản lý dự án cần quan tâm là hiệu quả của dự án mang lại là như thế nào. Hiệu quả của một dự án được tính dựa trên các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội mà nó mang lại cho khu vực hoặc dân số xung quanh.
Xác định nguồn lực:
Khi đánh giá một dự án xây dựng có đem lại hiệu quả thì người làm dự án phải xét xem những nguồn lực nào sẽ cần để thực hiện dự án. Những nguồn lực nào là nội tại và nguồn lực nào cần phải lấy từ bên ngoài. Các nguồn lực bao gồm các yếu tố chính sau: con người, tài chính, kỹ thuật, môi trường tự nhiên.
Sau khi đã xác định rõ những nguồn lực cần và đủ thì người làm dự án chuyển sang bước tiếp theo
Bước 3: Thực hiện và giảm sát dự án
Trong quá trình này quản lý dự án phải thực hiện cùng lúc nhiều công việc khác nhau
 -      Đầu tiên là xác định mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án phải được xác định cụ thể từ tổng quan đến từng chi tiết bộ phận. Không chỉ người thực hiện dự án phải nắm rõ vấn đề mà cả các bên liên quan cũng phải biết rõ
 -      Phân công: xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận trong dự án như tài chính, nhân lực, kỹ thuật...
 -      Kế hoạch thực hiện: sắp xếp công việc theo trình tự thời gian cụ thể nhắm phối hợp các côn việc liên quan đến nhau một cách có hệ thống.
 -      Chuẩn bị nguồn lực: triển khai tập trung các nguồn lực sẵn có và tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài đáp ứng được khối lượng và yêu cầu công việc đề ra. Như chuẩn bị nguyên vật liệu, bên cung ứng, mặt bằng...
 -      Thiết lập hệ thống kiểm soát: quản lý dự án xây dựng phải thiết lập được một hệ thống kiểm soát và đánh giá công trình theo những mục tiêu đã đề ra ban đầu về tiến độ, chất lượng và chi phí
 -      Tuyển chọn nhân viên: xác định các cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm với từng công việc cụ thể. Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như khối lượng công việc, thời gian thực hiện, chất lượng công trình và chi phí thực hiện.
 -     Giám sát: Thiết lập lực lượng và hệ thống để giám sát dụ án có được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và chi phí đưa ra hay không. Những phát sinh trong quá trình thực hiện.
4. Lượng giá dự án
Khâu cuối cùng trong quản lý dự án là lượng giá dự án.
Lượng giá dự án ở đây bao gồm đánh giá lại tất cả những mục tiêu, dự định thực hiện hoàn thành so với những mục tiêu ở bước 1. Lượng giá dự án bao gồm đánh giá tổng thể các khía cạnh khác nhau như chi phí thực hiện, lợi ích kinh tế, mức ảnh hưởng đến người dân....Việc lượng giá này được thực hiện ngay khi công trình kết thúc nhưng trước đó phải có những báo cáo lượng giá định kỳ thì mới có thể tổng hợp số liệu nhanh chóng và chính xác được.
Những điều trên là 4 bước cơ bản của một quy trình quản lý dự án. Tùy thuộc vào từng dự án khác nhau sẽ có những thay đổi phù hợp. Và với mỗi loại hình dự án khác nhau sẽ có những phần mềm quản lý dự án phù hợp.